Ngành Y khoa – “Nắm trong tay” sức khỏe của con người

NTTU – Ngày nay, những thành tựu của khoa học, công nghệ đang thúc đẩy sự phát triển thần kì của y học. Số lượng bác sĩ của nước ta đang còn thiếu nhiều. Đặc biệt trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh trên toàn cầu có những diễn biến phức tạp thì sự phát triển của y học luôn được cả đất nước và thế giới quan tâm tới. Đây cũng chính là một trong số lý do ngành Y luôn là ngành “hot” và được nhiều bạn trẻ và gia đình quan tâm

Y khoa (hay còn gọi là Y đa khoa, tên tiếng Anh: General Medicine) là ngành học đào tạo bác sĩ đa khoa với kỹ năng khám, chẩn đoán, điều trị và hướng dẫn dự phòng các bệnh lý phổ biến tại bệnh viện và cộng đồng.

Mục tiêu đào tạo của ngành Y khoa là đào tạo Bác sĩ đa khoa có đủ y đức, có kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở vững chắc, có kiến thức và kỹ năng cơ bản về lâm sàng và cộng đồng, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, có trình độ ngoại ngữ và năng lực nghiên cứu khoa học, có khả năng tiếp cận và ứng dụng các thành tựu khoa học y học trong bảo vệ và chăm sức khỏe nhân dân.

NTTU thường xuyên ký kết hợp tác với các bệnh viện, công ty, doanh nghiệp

Cụ thể người học tốt nghiệp ngành Y khoa có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở làm nền tảng vững chắc cho y học lầm sàng; có các kiến thức cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh cho bệnh nhân; có những phương pháp khoa học trong công tác phòng, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học; hiểu rõ pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.


Để có thể trở thành người bác sĩ trong tương lai, sinh viên ngành Y khoa cần phải có một số những tố chất sau:
– Chăm chỉ và kiên trì: để trở thành một bác sĩ bao giờ cũng gian nan hơn so với những ngành học khác, quãng thời gian “dùi mài kinh sử” của bạn cũng dài hơn, khối lượng kiến thức lớn hơn, trải qua nhiều kỳ thi đầy áp lực, do đó bạn phải là một người chăm chỉ và có tính kiên trì.
– Có kiến thức và kỹ năng vững vàng: đây là yếu tố cần phải có của một bác sĩ đa khoa.
– Có lòng nhân ái, yêu nghề, trung thực và chu đáo: là ngành chăm sóc bảo vệ sức khỏe con người thế nên bạn cần có lòng nhân ái, biết chia sẻ nỗi đau và sự mất mát với người bệnh. Bạn cần trung thực vì không thể có sự gian dối khi biết bao người đặt sinh mạng và cuộc sống của họ trong tay bạn.

NTTU trang bị đầy đủ hệ thống phòng thực hành, thí nghiệm hiện đại cho người học
– Có trình độ ngoại ngữ: vì sống trong thời đại công nghệ 4.0, sống trong thế giới phẳng, bạn cần phải là “công dân toàn cầu”, vậy nên hành trang của một bác sĩ không thế thiếu ngoại ngữ, đây là công cụ giúp bạn trong công việc hàng ngày, giúp bạn tiếp cận với kiến thức của giới Y khoa toàn cầu.
– Sức khỏe tốt: là công việc chăm sóc sức khỏe cho người khác, trước hết bạn cần là người phải có sức khỏe tốt, với lý do đặc thù công việc với cường độ cao và chịu nhiều áp lực thì là một bác sĩ y đa khoa, bạn cần đảm bảo sức khỏe tốt.
– Ngoài ra, những yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng như: kỹ năng giao tiếp tốt, tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng làm việc và thích nghi với mọi hoàn cảnh.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Y khoa, với tấm bằng bác sĩ đa khoa bạn có thể đảm nhiệm các công việc với vai trò và vị trí sau:
– Bác sĩ trực tiếp khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến cơ sở đến Trung Ương (bao gồm cả các cơ sở công lập và dân lập).
– Giảng viên, trợ giảng các trường đại học cao đẳng đào tạo khối ngành sức khỏe.
– Chuyên viên các cơ quan quản lý y tế từ cơ sở đến Trung Ương.

– Đội ngũ giảng viên đầu ngành, uy tín, từng đảm nhận vị trí chuyên môn cao tại các bệnh viện đa khoa cũng như chuyên khoa hàng đầu tại TP.HCM như: BV Chợ Rẫy, BV Từ Dũ, BV Nhi Đồng 2, BV 175, BV Quận Thủ Đức, BV 30/04…
– Chú trọng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm và kỹ năng tư duy, đảm bảo đầu ra đúng quy chuẩn giúp sinh viên hành nghề một cách chuyên nghiệp.
– Cơ sở vật chất, hệ thống phòng thí nghiệm, phòng thực hành hiện đại.
– Liên kết đào tạo với các trường Y có uy tín trong khu vực và thế giới.

Môi trường năng động, hiện đại của NTTU giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng sống tích cực thông qua các chương trình ngoại khóa, hoạt động tình nguyện

– Ngoài chương trình học, môi trường học tập chính là điều mà bất cứ sinh viên nào cũng quan tâm. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (NTTU) không những chú trọng vào các chương trình giảng dạy chất lượng, mà còn không ngừng “chịu chi” đầu tư cho cơ sở vật chất, nhằm tạo nguồn cảm hứng học tập sáng tạo và hạnh phúc nhất cho người học. Đến nay, NTTU có 04 campus ở các vị trí trọng điểm của TP.HCM, nhờ đó thuận tiện cho việc di chuyển và học tập. Trụ sở chính nằm ở quận 4, ngay tại trung tâm thành phố. Hai cơ sở đào tạo khác lần lượt thuộc quận 7, quận 12 và một cơ sở công nghệ cao ở quận 9. Dạo một vòng khám phá không gian học tập của sinh viên NTTU, bạn sẽ phải bất ngờ vì độ “xịn, mịn” và các góc “sống ảo” thần thánh của ngôi trường đa ngành, đa lĩnh vực này.
– Hiện tại, NTTU có hơn 500 giảng đường, phòng học, phòng làm việc đạt chuẩn, đầy đủ các trang thiết bị phục vụ học tập và hơn 200 phòng thực hành thí nghiệm công nghệ cao. Các thư viện của trường tươi mới, yên tĩnh, đủ sức phục vụ các nhu cầu khác nhau từ hơn 30,000 học viên và sinh viên, với trên 100.000 đầu sách, báo, tạp chí, tài liệu. Bên cạnh đó là hàng loạt máy tính được kết nối Internet và hệ thống học liệu điện tử với hàng triệu trang tài liệu có giá trị của Vista, Springer, Proquest, tailieu.vn,… Tất cả giúp sinh viên có thể tra cứu và cập nhật những thông tin, kiến thức đa dạng và kịp thời nhất.

Hàng năm, có hàng nghìn sinh viên y, dược ra trường nhưng vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng lớn của xã hội, khiến cho ngành này luôn luôn ở trong tình trạng “khát” nhân lực.

Thống kê của ngành y tế cho thấy biết tỷ lệ bác sĩ/vạn dân của Việt Nam là 8,6; thấp hơn từ 4 – 8 lần so với nhiều nước có ngành Y phát triển như Úc khi tỷ lệ của nước này đạt 48,3; Cuba 67,2; Argentina 38,6 hay Nga với 43 bác sĩ/vạn dân. Tình trạng thiếu hụt điều dưỡng cũng diễn ra nghiêm trọng khi tỷ lệ điều dưỡng/bác sĩ khá thấp, ở mức 1,8 và đa số có trình độ trung học (66,9%)

Theo các chuyên gia, năm 2021, ngành y tế Việt Nam cần bổ sung khoảng 50.000 bác sĩ; 10.000 dược sĩ; hơn 80.000 điều dưỡng; 60.000 kỹ thuật viên y học.

Tuy vậy, nhìn vào bức tranh đào tạo ngành sức khoẻ 2 năm gần đây sẽ thấy có một khoảng cách rất xa giữa con số ước đạt và thực tế.

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, năm 2020 khối ngành sức khoẻ tuyển 35.634 chỉ tiêu, trong khi đó số lượng nhập học là 31.652 sinh viên.

Tại mùa tuyển sinh năm 2021, thống kê mới nhất từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, có 223.163 thí sinh đăng ký dự thi khối ngành sức khoẻ trong tổng số 36.816 chỉ tiêu. Số lượng thí sinh đăng ký khối ngành sức khoẻ chiếm 5.84% trong tổng số nguyện vọng của tất cả các ngành nghề.

Như vậy, tính tổng cả hai năm 2020 và 2021, chỉ có khoảng hơn 60.000 nhân lực ngành Y được đào tạo bổ sung, trong khi thực tế nhu cầu này cần tới gần 200.000 người

Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đạt chuẩn

Hiện tại, còn gần 3 năm để học tập tại trường, Ngọc Hiếu cho biết sẽ tiếp tục học tập để bổ sung kiến thức mới, củng cố kiến thức đã học, đồng thời tích cực rèn luyện các kỹ năng cần thiết bởi với những đặc thù của công việc, ngành Y rất áp lực.
“Trước khi chọn ngành học này, em đã suy nghĩ, tìm hiểu về những áp lực của công việc như môi trường độc hại, trực đêm, áp lực từ bệnh nhân… Nhưng để hiện thực hóa đam mê của bản thân, thời gian tới, em sẽ tiếp tục học tập, rèn luyện để có thể học cách kiểm soát áp lực, hoàn thiện bản thân.
Một khi làm được như thế, em có thể tự tin về triển vọng nghề nghiệp trong tương lai và hơn hết là đảm nhận được trọng trách phục vụ sức khỏe cho người dân” – nữ sinh chia sẻ.
Văn Minh cũng hiểu ngành học mình đang theo đuổi phải đối mặt với nhiều áp lực sau khi ra trường như trực đêm, làm việc trong môi trường độc hại, chịu áp lực từ bệnh nhân và người thân…Tuy nhiên, nam sinh tin rằng, nếu bản thân có sự chuẩn bị sẵn sàng những kiến thức, kỹ năng cần thiết, đặt cái tâm và lòng yêu nghề vào quá trình học thì hoàn toàn có thể tự tin vào cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường cũng như sẵn sàng đối mặt áp lực.
“Ban đầu, em đã hình dung về những áp lực của ngành đang theo học. Bởi ngành này liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người nên đòi hỏi cao, áp lực lớn mình nghĩ là điều không khó hiểu. Cho nên, em luôn cố gắng học tập và đặt bản thân trong tâm thế sẵn sàng đối mặt với áp lực. em đang đi lâm sàng ở bệnh viện nên tập làm quen dần với tính chất công việc” – Văn Minh tâm sự.

Call Now